Núi Trường Bạch

Núi Trường Bạch, còn gọi là núi Bạch Đầu, núi Paektu, là một ngọn núi dạng núi lửa nằm trên biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc. Với chiều cao 2.744 mét, núi Bạch Đầu là đỉnh cao nhất trong dãy Trường Bạch ở phía bắc và dãy Bạch Đầu Đại Cán ở phía nam. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Mãn Châu.

Tên gọi trong tiếng Triều Tiên 백두산, 白頭山, Paektusan (phiên âm Hán-Việt là Bạch Đầu Sơn), nghĩa là "núi đầu trắng". Tên gọi tiếng Trung Hoa 長白山, 长白山, là Changbai và tiếng Mãn là Golmin Šanggiyan Alin, cả hai đều có nghĩa là "núi trắng mãi". Trước kia núi này Trung Quốc gọi là 太白山 (Thái Bạch sơn).

Một hồ miệng núi lửa lớn, gọi là hồ Thiên Trì (천지, 天池), nằm trong một hõm chảo núi lửa trên đỉnh ngọn Trường Bạch.

Địa lý và địa chất

Núi Trường Bạch là một núi lửa tầng với đỉnh chóp bị cắt cụt bởi một hõm chảo núi lửa lớn có đường kính khoảng 5 km (3,1 dặm Anh) và sâu 850 m (2.789 ft). Hõm là hồ Thiên Trì. Hõm chảo núi lửa này được tạo ra sau lần phun trào khoảng năm 969 (± 20 năm). Tro núi lửa từ đợt phun trào này lan rộng đến tận miền nam đảo Hokkaidō, Nhật Bản. Hồ Thiên Trì chu vi khoảng 13 km (7,5-8,7 dặm Anh), với độ sâu trung bình là 213 m (699 ft) và độ sâu tối đa đạt 384 m (1.260 ft). Từ khoảng trung tuần Tháng 10 tới giữa Tháng 6 mặt hồ thường bị băng tuyết phủ kín.

Phần trung tâm của ngọn núi này được nâng lên khoảng 3 mm mỗi năm, do mực macma đang dâng lên ở phía dưới phần trung tâm của núi. Mười sáu đỉnh trên 2.500 m (8.200 ft) bao quanh mép hõm chảo xung quanh hồ Thiên Trì. Đỉnh cao nhất, gọi là đỉnh Tướng Quân (Janggun) trên lãnh thổ Triều Tiên, bị tuyết che phủ khoảng 8 tháng mỗi năm. Đỉnh cao nhất trên lãnh thổ Trung Quốc là đỉnh Bạch Vân, cao 2.691 m. Các sườn núi tương đối thoải cho tới độ cao khoảng 1.800 m (5.905 ft).

Nước chảy ra khỏi hồ ở phía bắc và gần lối thoát ra là một thác nước cao 70 m (230 ft). Núi này là nguồn của các con sông như Tùng Hoa, Đồ Môn và Áp Lục.

Khí hậu

Thời tiết trên thay đổi thất thường. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên đỉnh núi là khoảng -8,3 °C (17 °F). Vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến 18 °C (64 °F) trong khi mùa đông thì xuống tới -48 °C (-54 °F). Nhiệt độ trung bình Tháng Giêng là -24 °C (-11 °F), và Tháng 7 là 10 °C (50 °F). Trong tám tháng mỗi năm nhiệt độ giữ dưới không độ.

Tốc độ gió trung bình là 11,7 m/s, đạt tới trung bình là 17,6 m/s trong tháng 12. Độ ẩm tương đối trung bình là 74%. Trong mấy thập niên gần đây, thời tiết trên núi có khuynh hướng ấm hơn. Ngược lại lượng tuyết trên đỉnh núi vào mùa hè giảm nhiều.

Quần thực vật và động vật

Có 5 loài thực vật đã biết sinh sống trong hồ trên đỉnh núi và khoảng 168 loài dọc theo các bờ hồ. Khu vực núi Trường Bạch là nơi sinh sống của hổ, gấu, báo hoa mai, chó sói, và lợn rừng. Loài hươu nai sinh sống trong các khu rừng, che phủ núi Trường Bạch tới độ cao khoảng 2.000 m, là chủng hoẵng Bạch Đầu sơn. Nhiều loài chim hoang dã như gà gô lia (Tetrao tetrix), cú và gõ kiến cũng sinh sống trong khu vực. Các khu rừng bên phía Trung Quốc là nguyên sinh và gần như không bị con người biến đổi. Bạch dương là chủ đạo gần đường cây gỗ còn thông thì ở dưới hơn, hỗn tạp với các loài cây khác. Trong vài thập niên gần đây, sự ấm lên đáng kể của khí hậu đã làm thay đổi cấu trúc các cánh rừng nguyên sinh trên các phần phía trên của sườn núi, với sự thay đổi nghiêng về phía các loài thông cũng như làm dày thêm tầng tán của rừng. Hiện tại quá trình tàn phá làm mất rừng ở các phần thấp của sườn núi bên lãnh thổ Triều Tiên vẫn đang diễn ra.

Lịch sử

Núi Trường Bạch từ xa xưa đã được dân địa phương tôn kính như một ngọn núi thiêng. Người Triều Tiên và người Mãn đều coi nơi này là đất tổ của dân tộc họ.

Triều Tiên

Người Triều Tiên coi núi Bạch Đầu là quê hương nguyên thủy của dân tộc Triều Tiên và Bạch Đầu là ngọn một trong ba ngọn núi thiêng. Huyền sử khai quốc của Triều Tiên bắt đầu từ núi Bạch Đầu nên các triều đại sau vào thời kỳ Tam Quốc, Cao Ly và vương quốc Triều Tiên đều đề cao địa vị linh thiêng của núi Bạch Đầu.

Dã sử Triều Tiên kể rằng nước Cổ Triều Tiên (2333 TCN–108 TCN) được khai sanh trên núi Bạch Đầu. Các vương quốc kế tiếp như Phù Dư, Cao Câu Ly, Bột Hải, cùng Cao Ly và vương quốc Triều Tiên đều cử hành các nghi lễ tế tự thờ núi Bạch Đầu.

Văn tịch đầu tiên dùng địa danh Bạch Đầu là vào thế kỷ thứ 10; sách đó chép rằng người Nữ Chân vượt sông Áp Lục đến cư ngụ ở khu vực núi Bạch Đầu. Sau đó sử ký Vương quốc Triều Tiên (1392–1910) thường nhắc tời núi Bạch Đầu qua những trận phun lửa như năm 1597, 1668, và 1702. Khu vực núi Bạch Đầu cũng là nơi vua Triều Tiên Thế Tông vào thế kỷ 15 đã cho đốc công củng cố đồn lũy dọc theo sông Đồ Môn và sông Áp Lục, biến ngọn núi này thành mốc ranh giới tự nhiên giữa Triề Tiên và các dân tộc du mục phương bắc.

Khu vực Bạch Đầu vốn hiểm lắm rừng rậm rạp nên khi Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Triều Tiên, các lực lượng vũ trang kháng Nhật thường rút về đó. Lực lượng du kích cộng sản Triều Tiên trong cuộc nội chiến thập niên 1950 cũng dùng Bạch Đầu làm hậu cứ.

Theo chính sử của Bắc Hàn thì Kim Nhật Thành đã tổ chức lực lượng du kích kháng Nhật trên núi Bạch Đầu và đây cũng là nơi Kim Chính Nhật ra đời, gắn liền với huyền thoại ngọn núi thiêng. Tuy nhiên tài liệu ngoại quốc thì ghi rằng Kim Nhật Thành đúng ra hoạt động trong lãnh thổ Liên Xô và Kim Chính Nhật cũng sinh ra trên đất Liên Xô chứ không phải núi Bạch Đầu.

Trung Quốc

Núi Trường Bạch lần đầu tiên được ghi nhận trong Sơn Hải Kinh với tên gọi Bất Hàm Sơn (不咸山). Nó cũng được gọi là Đan Đan Đại Lĩnh (單單大嶺) trong Hậu Hán thư phần Đông Di liệt truyện. Trong Tân Đường thư quyển 219-Bắc Địch Bột Hải truyện, người ta gọi nó là Thái Bạch Sơn (太白山). Tên gọi hiện tại trong tiếng Trung là Trường Bạch Sơn (長白山) lần đầu tiên được sử dụng vào thời nhà Liêu (907-1125) và sau đó là nhà Kim (1115-1234).

Nhà Kim (1115–1234) phong cho thần núi Trường Bạch tước hiệu là "Hưng quốc Linh ứng vương" (興國靈應王) vào năm 1172 và sau này phong là "Khai thiên Hoành thánh đế" (開天宏聖帝) vào năm 1193. Trong thời kỳ nhà Thanh, hoàng đế Khang Hi gọi núi Trường Bạch như là nơi sinh truyền thuyết của hoàng gia nhà Ái Tân Giác La sau một cuộc nghiên cứu, mặc dù hiện nay nó không còn được ủng hộ nữa. Ông đặt ra một khu vực cấm quanh núi, mặc dù hiện nay vẫn còn tranh cãi rằng nó là một phần của Triều Tiên hay của Trung Quốc. Nhà Thanh duy trì các nghi lễ tế tự hàng năm đối với ngọn núi này, cũng giống như nhà Kim trước đây.

Xem thêm

  • Địa lý Trung Quốc
  • Địa lý Triều Tiên
  • Dãy núi Baekdudaegan
  • Dãy núi Trường Bạch

Đọc thêm

  • Hetland E.A. và ctv. (2004). “Crustal structure in the Changbaishan volcanic area, China, determined by modeling receiver functions”. Tectonophysics 386 (3-4): 157–175. doi:10.1016/j.tecto.2004.06.001. 

Liên kết ngoài

Được liệt kê trong các loại sau:
Viết bình luận
Mẹo & gợi ý
Không có mẹo cũng như gợi ý nào cho Núi Trường Bạch. Có lẽ bạn sẽ là người đầu tiên đăng thông tin hữu ích cho những người bạn đồng hành?:)
Crowne Plaza Resort Changbaishan Hot Spring

bắt đầu $177

The Westin Changbaishan Resort

bắt đầu $131

Holiday Inn Changbaishan Suites

bắt đầu $0

HOLIDAY INN EXPRESS CHANGBAISHAN

bắt đầu $0

Hyatt Regency Changbaishan

bắt đầu $176

HOLIDAY INN RESORT CHANGBAISHAN

bắt đầu $0

Điểm tham quan lân cận khuyến nghị

Nhìn thấy tất cả Nhìn thấy tất cả
Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Thiên Trì (núi Trường Bạch)

Thiên Trì (천지 (Ch'ŏnji hay Cheonji) trong tiếng Triều Tiên; 天池 (

Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Ji'an Yalu River Border Railway Bridge

The Ji'an Yalu River Border Railway Bridge (Шаблон:Zh) is a singl

Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Wunü Peaks National Forest Park

The Wunü Peaks National Forest Park (Шаблон:Zh) is a protected forest

Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Kinh thành và lăng mộ Cao Câu Ly

| Type = Văn hoá

Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Gwanggaeto Stele

The stele of Gwanggaeto the Great of Goguryeo was erected in 414 by

Du lịch hấp dẫn tương tự

Nhìn thấy tất cả Nhìn thấy tất cả
Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Núi Carmel

Núi Carmel (tiếng Hebrew הַר הַכַּרְמֶל), Har HaKarmel, phiên

Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Mont Ventoux

Mont Ventoux (Occitan: Ventor in classical norm or Ventour in

Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Uluru

Uluru, cũng gọi là đá Ayers, là một khối kiến tạo sa thạch ở phía n

Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Vosges Mountains

The Vosges (Шаблон:IPA2) are a range of low mountains in eastern Franc

Thêm vào ưa thích
Tôi đã từng ở đây
Visited
Jebel ech Chambi

Jebel ech Chambi (Arabic: جبل الشعانبي‎) is the highest mountain in

Xem tất cả những nơi tương tự